TRƯỜNG ĐH LUẬT TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA NGOẠI NGỮ PHÁP LÝ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 46/KH-NNPL
TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 02 năm 2025
KẾ HOẠCH
Tổ chức thực tập và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
cho sinh viên Khóa 46 Ngành Ngôn ngữ Anh
1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.1 Mục đích
Thực tập cuối khóa và viết báo cáo thực tập là yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh chuyên ngành Anh văn pháp lý. Hoạt động này nhằm giúp sinh viên:
- Củng cố, ôn luyện và mở rộng kiến thức chuyên ngành Anh văn pháp lý đã được trang bị tại trường.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc và nghiên cứu thực tế.
- Chủ động tiếp cận môi trường làm việc ngay trong quá trình học tập, tạo điều kiện cho sinh viên có điều kiện trải nghiệm, củng cố và phát triển các kỹ năng thực hành ngôn ngữ.
- Giúp sinh viên có điều kiện làm quen với thực tế làm việc ở các công ty, đơn vị phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo để khi sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc được ngay và tránh được những bỡ ngỡ ban đầu.
1.2 Yêu cầu
- Sinh viên phải nắm vững các kiến thức đã học để tiến hành thực tập, đồng thời phải có khả năng nghiên cứu, so sánh để đưa ra được những nhận xét cần thiết.
- Phải có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, phải làm việc theo kế hoạch đã được quy định trong thời gian thực tập.
- Phải tuyệt đối chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập cũng như sự phân công của đơn vị thực tập. Cần chuẩn bị và cho người phụ trách của đơn vị thực tập biết về những vấn đề cần tìm hiểu nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình thực tập và tạo được mối quan hệ tốt trong quá trình thực tập tại đơn vị.
- Phải hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp đúng thời hạn quy định.
- PHẠM VI THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Anh văn pháp lý có thể thực tập ở những cơ quan, đơn vị sau đây:
- Các công ty dịch thuật với vai trò là thực tập biên dịch viên và phiên dịch viên.
- Các công ty luật, văn phòng luật sư với vai trò là thực tập biên dịch viên, phiên dịch viên và/hoặc trợ lý luật sư.
- Các phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng với vai trò là thực tập biên dịch viên, phiên dịch viên và/hoặc trợ lý công chứng viên.
- Biên dịch viên, phiên dịch viên trong các công ty, cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế với vai trò là thực tập biên dịch viên, phiên dịch viên và/hoặc trợ lý luật sư công ty, phòng pháp chế; dịch thuật cho các nhà xuất bản, trung tâm phát hành sách, báo, tạp chí với vai trò là thực tập biên dịch viên.
- Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý,..trong các công ty nước ngoài; công ty luật…
- Hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn.
- Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm ngoại ngữ với vai trò là trợ giảng.
- Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm ngoại ngữ (bao gồm tại Bộ môn Anh văn Pháp lý) với vai trò là giảng viên giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh, tiếng Anh pháp lý.
3. BÁO CÁO THỰC TẬP
3.1 Về hình thức
Sử dụng khổ giấy A4.
- Số trang: tối thiểu 20 trang và không quá 25 trang (không tính tài liệu đính kèm, tờ bìa, mục lục).
- Bìa:
+ Bìa chính làm giấy dày như bìa sách, bìa tập, trình bày đẹp mắt nhưng đơn giản.
+ Bìa phụ in giấy trắng A4 thông thường, có nội dung như bìa chính.
- Chữ viết: Đánh máy (cách lề trái 3,0 cm; lề phải 2,0 cm; đầu trang 2,5cm; cuối trang 2,5cm; cách dòng 1,5; cỡ chữ 13; font chữ: Times New Roman, mã chữ Unicode).
- Cách trình bày:
+ Đề mục lớn: chữ in,
+ Các đề mục còn lại: chữ thường.
+ Các đồ thị, hình vẽ, sơ đồ, biểu mẫu, bảng, biểu... có thể dùng màu để minh họa.
- Tài liệu đính kèm: dùng để minh họa cho phần trình bày, kèm vào ngay trang kế hoặc để cuối báo cáo. Không dùng tài liệu đã xuất bản trong thời gian quá xa thời điểm viết báo cáo thực tập hoặc không sát với yêu cầu trình bày.
- Ngôn ngữ: tiếng Việt hoặc tiếng Anh
3.2. Bố cục của báo cáo thực tập
- Bìa chính của đề tài: làm bằng giấy cứng. Khi đóng cuốn phía ngoài có giấy nhựa trong để bảo vệ
- Bìa phụ: được bố cục như bìa chính nhưng in trên giấy trắng thông thường
- Lời cảm ơn
- Mục lục
- Danh mục biểu bảng ( nếu có)
- Danh mục hình ( nếu có)
- Danh sách các từ viết tắt
- Lời nói đầu
- Nội dung
+ Phần 1: Giới thiệu tổng quan về đơn vị thực tập
+ Phần 2:Trình bày nội dung lý thuyết liên quan đến công việc tại nơi thực tập (ví dụ như kỹ năng biên, phiên dịch, soạn thảo văn bản pháp lý...)
+ Phần 3: Trình bày thực tiễn áp dụng các kiến thức đã học vào công việc thực tập, trong đó cần mô tả cụ thể nội dung đã thực hiện theo các vấn đề được phân công (như dịch thuật, biên, phiên dịch, giảng dạy tiếng Anh...)
+ Phần 4: Nhận xét và đề xuất
- Bảng photo Giấy giới thiệu thực tập của Trường cấp (có xác nhận và đóng dấu của cơ quan thực tập).
- Bảng nhận xét và đóng dấu của cơ quan thực tập vào Báo cáo thực tập (theo mẫu của đơn vị thực tập)
- Nhật ký thực tập (theo mẫu đính kèm)
Sinh viên vui lòng xem file đính kèm và làm theo hướng dẫn. 2025-Kế hoạch thực tập tốt nghiệp LE46 - Khoa Ngoại ngữ pháp lý.doc