TỌA ĐÀM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP LỚP CJL47 – CJL48
“CÁC VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN”
Nhằm đẩy mạnh phong trào sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, phục vụ học tập, giúp sinh viên có thêm cơ sở, kiến thức để so sánh văn hoá pháp luật giữa Việt Nam và Nhật Bản, góp phần nâng cao kiến thức và lập luận pháp lý cho sinh viên.tạo điều kiện để các bạn sinh viên có cơ hội lắng nghe những chia sẻ, góp ý, những lời giải đáp thắc mắc từ các chuyên gia, sáng ngày 29/03/2025, tại phòng A.401, Trường Đại học Luật TP. HCM, cơ sở Nguyễn Tất Thành, tập thể hai lớp CJL47 và CJL48 đã tổ chức buổi tọa đàm về “Các vấn đề lao động Việt Nam - Nhật Bản”.

Đến với toạ đàm lần này, tập thể hai lớp nói chung và Ban tổ chức nói riêng rất vinh dự khi được chào đón sự góp mặt của Th.S Hoàng Ngọc Thanh Trúc - Cố vấn học tập lớp CJL48, Giảng viên Khoa Ngoại ngữ pháp lý.

Tập thể sinh viên CJL47, CJL48 đã tiến hành triển khai thực hiện đăng ký các bài tham luận cho Tọa đàm nghiên cứu khoa học cấp lớp “Các vấn đề lao động Việt Nam - Nhật Bản” và được toàn thể sinh viên cả hai lớp hưởng ứng đăng ký.
Sau quá trình nghiên cứu, chỉnh sửa và chọn lọc lựa chọn đề tài, tại Tọa đàm, 06 đề tài tiêu biểu đã được lựa chọn để trình bày trong buổi Tọa đàm chính thức, bao gồm:
- Đề tài “Bảo mật dữ liệu cá nhân trong quan hệ lao động từ lý luận đến thực tiễn theo một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam” của nhóm tác giả Bùi Ngọc Anh Thư, Huỳnh Thị Yến Linh, Nguyễn Quốc Đạt;
- Đề tài “Sự điều chỉnh của pháp luật lao động Nhật Bản về chế độ làm việc của thực tập sinh.” của nhóm tác giả Lâm Nguyễn Minh Thư, Tạ Trần Thảo Nguyên.
- Đề tài “Chính sách vấn đề lao động nước ngoài của Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam.” của nhóm tác giả Phan Nguyễn Hồng Danh, Mai Quốc Khánh, Nguyễn Ngọc Hà My;
- Đề tài “Thực trạng tham gia bảo hiểm hưu trí của lao động Việt Nam tại Nhật Bản – Nhận thức và giải pháp.” của nhóm tác giả Nguyễn Thuỷ Tiên, Trần Minh Uyên;
- Đề tài “Quyền ngắt kết nối với nơi làm việc của người lao động - Nghiên cứu so sánh pháp luật nhật bản và khuyến khích cho Việt Nam” của nhóm tác gỉả Lữ Gia Yến, Nguyễn Lưu Thuỵ Mỹ Ngọc, Nguyễn Tuệ Ân.
- Đề tài: “Xóa bỏ lao động cưỡng bức trong vấn đề làm thêm quá giờ quy định tại Nhật Bản - Một số kiến nghị cho Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Hồng Phúc.
Buổi Tọa đàm được diễn ra với sự sôi nổi, tích cực của các sinh viên tham dự, các nhóm nghiên cứu đã nhiệt huyết trình bày nghiên cứu của mình trước Ban cố vấn chuyên môn.





Cùng với sự nhiệt huyết trên của các nhóm tác giả, các sinh viên tham dự tọa đàm hết sức chăm chú lắng nghe phần trình bày và hăng hái, sôi nổi tham gia bàn luận trao đổi về các đề tài.



Với bề dày kinh nghiệm của mình, Th.S Hoàng Ngọc Thanh Trúc đã đưa ra những góp ý, định hướng cho đề tài nghiên cứu của các nhóm tác giả, đồng thời làm rõ vấn đề của các bạn trong quá trình thực hiện đề tài hướng đến việc hoàn thiện hơn các nghiên cứu trong tương lai.

Nhờ có phần chia sẻ đầy nhiệt huyết của các tác giả cùng với sự thảo luận vô cùng sôi nổi đền từ các bạn sinh viên, sau hơn 3 giờ đồng hồ làm việc nghiêm túc, Tọa đàm “Các vấn đề lao động Việt Nam - Nhật Bản” đã diễn ra vô cùng thành công tốt đẹp.
Một lần nữa, BTC xin trân trọng cảm ơn sự góp mặt của Th.S Hoàng Ngọc Thanh Trúc và tập thể lớp CJL47, CJL48 đã dành thời gian tham dự Tọa đàm. Hy vọng rằng con đường học tập, nghiên cứu khoa học của các bạn sẽ tiếp tục phát triển và ngày càng rực rỡ!
—————
BAN TỔ CHỨC TỌA ĐÀM KHOA HỌC