Phong trào NCKH luôn được đông đảo sinh viên quan tâm, đặc biệt là sinh viên thuộc Chương trình đào tạo chất lượng cao. NCKH là một quá trình nghiên cứu vất vả, cần nhiều thời gian, công sức và chất xám để tạo ra. Tuy nhiên, còn nhiều bạn sinh viên e dè, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc NCKH nên chưa dám đăng ký thực hiện nghiên cứu một đề tài hoàn chỉnh. Thấu hiểu điều đó, Ban cán sự lớp CJL46 đã tổ chức Tọa đàm NCKH cấp lớp với chủ đề “Tìm Hiểu Một Số Vấn Đề Chính Trị - Pháp Lý Nhật Bản” nhằm giúp các bạn sinh viên có cơ hội nghiên cứu và xây dựng bài NCKH dưới dạng bài tham luận ngắn với đề tài xoay quanh chính trị và pháp lý Nhật Bản.
Buổi tọa đàm vinh dự được đón tiếp sự có mặt của các cố vấn chuyên môn:
+ Ths. Phan Tuấn Ly - Giảng viên Bộ môn Tiếng Nhật pháp lý, Khoa Ngoại ngữ pháp lý;
+ Ths. Hoàng Ngọc Thanh Trúc - Giảng viên Bộ môn Tiếng Nhật pháp lý, Khoa Ngoại ngữ pháp lý.
Bắt đầu từ Tháng 9, tập thể sinh viên CJL46 đã tiến hành triển khai thực hiện đăng ký các bài tham luận cho Tọa đàm nghiên cứu khoa học cấp lớp “Tìm hiểu một số vấn đề chính trị - pháp lý Nhật Bản”. Các tham luận được thực hiện đa dạng với các đề tài như: Biện pháp tạm giam người chưa thành niên phạm tội theo Pháp luật Nhật Bản và Việt Nam; Hệ thống An sinh xã hội tại Nhật Bản hiện nay; Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc sửa đổi độ tuổi thành niên tại Nhật Bản; Sự biến đổi trong Quyền tham chính của phụ nữ ở Nhật Bản từ Hiến pháp Minh Trị đến Hiến pháp hiện hành,...
Sau quá trình nghiên cứu, chỉnh sửa và chọn lọc, tại Tọa đàm, 5 đề tài tiêu biểu đã được lựa chọn để trình bày trong buổi Tọa đàm chính thức
- Đề tài “Các chế độ nghỉ làm chăm con mới sinh dành cho người lao động theo pháp luật Nhật Bản” của tác giả Nguyễn Phan Thảo Nhi
- Đề tài “Nghề thẩm phán tại Nhật Bản” của tác giả Mai Thị Huỳnh Mai”
- Đề tài “Sự Biến Đổi Trong Quyền Tham Chính Của Phụ Nữ Ở Nhật Từ Hiến Pháp Minh Trị Đến Hiến Pháp Hiện Hành” của nhóm tác giả Nguyễn Phan Anh Thư, Bùi Thị Oanh Diễm
- Đề tài “Tài phán luận tội đối với thẩm phán ở Nhật Bản” của tác giả Võ Hồng Diễm Quyên
- Đề tài “Vai trò của chính sách đối với ngành công nghiệp giải trí ở Nhật Bản: nghiên cứu trường hợp Manga và Anime” của tác giả Bùi Lê Việt Anh.
Các tác giả chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng cho buổi trình bày báo cáo tham luận.
Tham gia vào buổi tọa đàm, các sinh viên hết sức chăm chú lắng nghe phần trình bày đến từ các giả. Đồng thời, chủ động và tích tham gia bàn luận trao đổi, hướng tới góp phần phát triển thêm đề tài trong tương lai. Nhờ có phần chia sẻ đầy nhiệt huyết của các tác giả cùng với sự thảo luận vô cùng sôi nổi đền từ các bạn sinh viên, buổi tọa đàm đã diễn ra thành công tốt đẹp.